Trang thông tin điện tử Thị đoàn Hoàng Mai

https://thidoanhoangmai.vn


Hoàng Mai: Hang Hỏa Tiễn nơi tuổi 20 hóa thành bất tử

Chứng tích lịch sử hang Tổ 4 (Nơi 33 Thanh niên xung phong C271, đội 27 hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên đoạn đường ray vào ga Hoàng Mai)
Hoàng Mai: Hang Hỏa Tiễn nơi tuổi 20 hóa thành bất tử
CHỨNG TÍCH LỊCH SỬ HANG TỔ 4
ĐỊA ĐIỂM LƯU NIỆM CÁC TNXP ĐƠN VỊ C271 HY SINH TẠI HOÀNG MAI NGÀY 28/4/1966
GỒM: HANG HỎA TIỄN VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SỸ ĐƯỜNG SẮT
 
Di tích ở phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An nơi chiến đấu những chiến công oanh Liệt của lực lượng thanh niên xung phong ngành đường sắt và cũng là nơi an nghỉ của 32 Liệt sỹ đã ngã xuống ngày 28/4/1966.
chungtichlichsuhangto4
Chứng tích lịch sử Hang Tổ 4
Hang hỏa tiễn còn họi là hang Tổ 4 một hang động tự nhiên được bao bọc bởi các dãy núi trùng điệp, vừa kín đáo, vừa gần tuyến đường sắt Hoàng Mai – tuyến giao thông có vị trí chiến lược quan trọng trong việc chi viện cho miền Nam, là trọng điểm đánh phát thường xuyên của đế quốc Mỹ. Để bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch này, trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam đã tăng cường lực lượng xung phong cho khu vực Hoàng Mai, hang Hỏa Tiễn được TNXP Tổ 4, đơn vị C271, đội 27 chọn làm nơi trú ẩn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
nghiatranlietsyduongsat
Nghĩa trang Liệt sỹ đường sắt nơi 32 TNXP an nghỉ
Ngày 28 tháng 4 năm 1966, khi Tổ đang hăng say làm nhiệm vụ trên đoạn đường ray vào ga Hoàng Mai thì bị máy bay Mỹ ném bom các chiến sỹ TNXP đã vào hang trú ẩn, sau đó loạt đạn RocKet của địch đánh sập miệng hang, khiến 32 người hy sinh tại chỗ, một số TNXP khác bị thương, trong đó có đồng chí Trần Thị Loan bị thương nặng và hy sinh vào tháng 8 năm 1966.
cuahang
Cửa hang nơi 32 TNXP hy sinh
Sau khi hy sinh, các chiến sỹ đã được đồng đội mình mai táng ở sườn đồi, gần nơi làm việc, riêng đồng chí Trần Thị Loan được mai táng tại quê hương (Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Năm 2001 xí nghiệp đá Hoàng Mai đã quy hoạch và xây dựng nghĩa trang, lấy tên là: Nghĩa trang Liệt sỹ thanh niên xung phong. Năm 2003, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định công nhận 33 thanh niên xung phong Tổ 4, đơn vị C271, đội 27 là Liệt sỹ và cấp bằng tổ quốc ghi công năm 2006, nghĩa trang được nâng cấp và đổi tên thành nghĩa trang Liệt sỹ đường sắt.
ds 33 tnxp
Danh sách 33 Liệt sỹ TNXP hy sinh khi đang làm nhiệm trên đoạn đường ray vào Ga Hoàng Mai
Năm 2011, địa điểm lưu niệm các TNXP đơn vị C271 hy sinh tại Hoàng Mai ngày 28/6/1966 gồm: Hang Hỏa Tiễn và Nghĩa trang Liệt sỹ đường sắt được bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1410/QĐ-BVHTTDL ngày 27/4/2011.
 
TRÍCH NGUỒN: BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH NGHỆ AN
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ
DẪN ĐƯỜNG ĐẾN ĐỊA ĐIỂM NGHĨA TRANG LIỆT SỸ VÀ HANG HỎA TIỄN ĐƯỜNG SẮT
Sơ đồ vị trí

Nguồn tin: Thị đoàn Hoàng Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây